close
Game

Sử dụng góc nhìn thứ 3 như trong game, cuộc sống của con người sẽ như thế nào?

Cuộc sống của chúng ta theo góc nhìn thứ 3 sẽ như thế nào?

Có hai loại góc nhìn phổ biến nhất trong thế giới game hiện nay, đó là góc nhìn thứ nhất (first-person perspective) và góc nhìn thứ ba (third-person perspective).

Youtuber với góc nhìn thứ 3 đặc biệt

Mới đây thì Youtuber Louis Weisz đã thực hiện một video thử thách mà ở đó anh chàng có thể quan sát chính mình ở góc nhìn thứ 3. Với một hệ thống camera đặc biệt được kết hợp giữa 1 camera 3D và một bộ kính VR, kết nối với smartphone là Louis Weisz có thể quan sát chính bản thân mình trong môi trường thực tế. Với mục tiêu là sinh tồn trong vòng 24 giờ giữa rừng rậm mà không được bỏ chiếc kính này ra.

Can I Survive the Wild in 3rd Person?

Louis đã có một khởi đầu khá thuận lợi với việc xác định hướng dựa vào mặt trời. Nhưng anh nhanh chóng bị khó khăn bủa vây trong những việc tưởng chừng rất dễ dàng như nhóm lửa, nướng xúc xích, nhặt quả…

Thật sự khi quan sát bản thân dưới góc nhìn thứ 3 thì Louis có tầm nhìn rất rộng. Tuy nhiên với những thứ ngay trước mắt anh thì anh lại không thể quan sát được. Nên mọi thứ mà Louis phải làm khó hơn khi quan sát bằng góc nhìn thứ nhất rất nhiều.

Mà đó là Louis còn được bạn bè của anh ở xung quanh hỗ trợ về quay phim lẫn đồ ăn trong rừng. Cho nên nếu bạn muốn thực hiện thử thách này để trải nghiệm thì ít nhất nên nhờ bạn bè của mình hỗ trợ.

Góc nhìn thứ nhất và thứ 3 khác nhau như thế nào?

Góc nhìn thứ nhất (FPP) sẽ như thế nào?

góc nhìn thứ nhất

Góc nhìn thứ nhất (FPP) sẽ giúp người chơi có thể nhìn từ chính đôi mắt của nhân vật mà họ điều khiển. Từ đó tăng độ chân thực và các cảm xúc như hồi hộp, sợ hãi, vui vẻ, xúc động… của người chơi dù khả năng quan sát của FPP sẽ bị hạn chế hơn so với TPP.

Góc nhìn thứ 3 (TPP sẽ như thế nào)

góc nhìn thứ ba

Với góc nhìn thứ 3, người chơi sẽ được thấy toàn bộ hoặc nửa trên cơ thể của nhân vật chính. Ở góc nhìn này, người chơi sẽ có tầm quan sát rộng hơn nhiều so với góc nhìn thứ nhất. Có thể quan sát được nhiều chuyển động hơn so với góc nhìn thứ nhất. Nhưng lại không có cảm giác chân thực như góc nhìn thứ nhất.

Nếu trong cuộc sống thực, đa số chúng ta đều sẽ trải nghiệm góc nhìn thứ nhất qua chính đôi mắt của chúng ta. Và không thể thực hiện quan sát bản thân qua góc nhìn thứ 3 nếu thiếu các công cụ hỗ trợ.