[ad_1]
Claire Embleton 38 tuổi ở Anh, có thói quen nhai kẹo cao su suốt ngày đến nỗi miệng bị đóng lại do rối loạn khớp hàm. Cô đang phải đối mặt với cuộc phẫu thuật thay thế xương hàm.
Người mẹ 4 con cho biết: “Bác sĩ nói tôi nhai kẹo cao su khiến xương hàm phải hoạt động quá tải, mệt mỏi, các khớp bị mòn, lệch khỏi vị trí… tôi rất sốc. Tôi đã nghĩ rằng nhai kẹo cao su tốt cho sức khỏe nên ăn liên tục và đảm bảo chỉ nhai loại kẹo không đường”.
![]() |
Embeton sắp phẫu thuật hàm vì thói quen nhai kẹo cau su liên tục. Ảnh: Latest New. |
Embeton bắt đầu nhai kẹo cao su liên tục từ 5 năm trước. “Mọi người nghĩ rằng tôi nghiện nhưng tôi cho rằng đó là thói quen. Mỗi ngày tôi nhai kẹo khoảng 5 giờ, cuối tuần nhai đến 7 tiếng đồng hồ”.
Một lần cô đang nhai kẹo thì miệng đột nhiên bị đóng lại không thể mở được. Embeton nói: “Một phút trước đó tôi vẫn tán chuyện và cười đùa bình thường, vậy mà trong tích tắc chẳng có một dấu hiệu cảnh báo nào, hàm của tôi đột nhiên bị khóa lại. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thể ăn và giao tiếp nữa”.
Embleton đến khám tại Bệnh viện Aintree, nha sĩ chẩn đoán cô bị rối loạn Khớp thái dương – Hàm dưới. Bác sĩ cho rằng bệnh nhân đã nhai liên tục kẹo cao su khiến các cơ hàm kiệt sức. Hàm không có nghĩa phải nhai liên tục mà cần được nghỉ ngơi giữa các bữa ăn.
Embleton ngừng nhai kẹo cao, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau. Cô trải qua vật lý trị liệu và nội soi khớp nhưng quá trình điều trị không có kết quả. Cô phải phẫu thuật thay thế xương hàm vào cuối tháng này. “Ngay lúc này đây tôi gặp phải khó khăn khi nói chuyện và hầu như không thể ăn, không thể mở miệng quá một cm”, người phụ nữ nói.
Cô đề nghị những cảnh báo về sức khỏe nên được ghi rõ trên gói kẹo cao su. Người phụ nữ cũng mong muốn câu chuyện của mình được nhiều người biết để phòng tránh và từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su liên tục.
Giáo sư Damien Walmsley, Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết: “Nhai chừng mực kẹo cao su không đường, đặc biệt là sau bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe răng miệng do kích thích sản xuất nước bọt trung hòa axit từ các vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, hàm làm việc quá tải có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hại như đau hàm, cứng khớp, nhức đầu, gây khó khăn trong việc di chuyển hàm”.
Linh Nga (Theo Latest New )
Nguồn: vnexpress.net